Vị trí
Đặc điểm
- Diện tích: 18.230 ha (182,3 km²)
- Dân số: 327.500 người (2008)
- Mật độ dân số: 1.796 người/km²
Lịch sử
Huyện Đông Anh vốn là huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1901).
Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.
Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thịnh (Nguyên Khê), Tự Do (Xuân Nộn), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Nam Hồng, Thành Công (Kim Nỗ), Hùng Sơn (Uy Nỗ), Toàn Thắng (Tiên Dương), Việt Hùng, Dân Chủ (Đại Mạch), Việt Thắng (Võng La), Anh Dũng (Hải Bối), Tân Tiến (Vĩnh Ngọc), Vạn Thắng (Xuân Canh), Liên Hiệp (Vân Nội), Quyết Tâm (Cổ Loa)) sáp nhập vào Hà Nội[1]. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã (trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn (Bắc Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và xã Tàm Xá thuộc quận V cũ[2].
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn.[3]
Đơn vị hành chính

Một đoạn đường ở trung tâm huyện Đông Anh - Đường Cao Lỗ
Gồm có 1 thị trấn và 23 xã:
Giao thông công cộng
các tuyến xe buýt 07,15,17,35,43,46,53,56,58,59,61,63,64,65.
- 07:Cầu Giáy-Sân bay Nội Bài đi qua cao tốc Thăng Long-Nội Bài
- 15:Bến xe Gia Lâm-Phố Nỉ đi qua quốc lộ 3
- 17:Long Biên-Phù Lỗ-Sân bay Nội Bài đi qua quốc lộ 3
- 35:Trần Khánh Dư-Mê Linh đi qua cao tốc Nhật Tân-Nội Bài (ngã tư Nam Hồng đi Mê Linh)
- 43:CV Thống Nhất-TT Đông Anh đi qua quốc lộ 3,Cao Lỗ
- 46:Mĩ Đình-Cổ Loa đi qua cầu Thăng Long, đường 6 cây, đường quốc lộ 3, đường cổ loa
- 53:Hoàng Quốc Việt-TT Đông Anh đi qua cầu Thăng Long đường 6 cây, đường Vân Trì, cầu vượt Vân Trì, đường 23B, Cao Lỗ
- 56:Nam Thăng Long-Núi Đôi đi qua cao tốc Thăng Long-Nội Bài
- 58:Yên Phụ-Mê Linh đi qua cao tốc Thăng Long-Nội Bài
- 59:TT Đông Anh-Đại học Nông nghiệp Hà Nội đi qua đường Cao Lỗ, quốc lộ 3
- 61:Vân Hà-Mê Linh đi qua đường Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Cao Lỗ, đường 23B,cầu vượt Nam Hồng
- 63:KCN Bắc Thăng Long-Tiến Thịnh (Mê Linh) đi qua Kcn Bắc Thăng Long,cao tốc Thăng Long-Nội Bài(ngã tư Nam Hồng)
- 64:KCN Bắc Thăng Long-Phố Nỉ đi qua kcn Bắc Thăng Long, cao tốc Thăng Long-Nội Bài
- 65:Thuỵ Lâm-Trung Mầu(Gia Lâm) đi qua đường Thuỵ Lâm, Thư Lâm, Ấp Tó, Đào Cam Mộc, Việt Hùng, Dục Tú
- các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Đò Xo, cầu Lớn, cầu Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu sông Thiếp, cầu Vân Trì.
- các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Trung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng.
- ngoài ra còn có dự án cầu Thượng Cát và cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng.
Đường sắt
- đường sắt Hà Nội-Lào Cai chạy qua các xã Dục Tú, Cổ Loa, Việt Hùng, Uy Nỗ, TT.Đông Anh, Tiên Dương, Bắc Hồng
- đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên chạy qua TT.Đông Anh, xã Nguyên Khê
- đường sắt vận truyển hàng hoá Thanh Trì-Đông Anh chạy qua các xã Hải Bối,Kim Nỗ, Nam Hồng, Bắc Hồng
- các ga Cổ Loa, ga Đông Anh, ga Bắc Hồng
Văn hoá du lịch
- địa đạo Nam Hồng
- cung văn hoá Đông Anh, bảo tàng Đông Anh
- sân vận động Đông Anh
- khu di tích thành cổ Cổ Loa cùng với dền An Dương Vương, đình Cổ Loa, Am Mị Châu, đền thờ Cao Lỗ, nhà triển lãm Cổ Loa, đền thờ Quan Trấn Nam,..
- đền Sái
- nhà thờ thôn Đại Bằng
- đình Đào Thục-làng múa rối nước
- sân gorl Vân Trì cạnh đầm Vân Trì
- công viên Cầu Đôi
- vườn hoa Trung tâm
- xưởng phim Cổ Loa
- chùa Tó, đình Tó, chùa Linh Thông,đình Dục Nội, đình Gia Lộc,...
Ở Đông Anh hiện nay có các lễ hội sau:
Hội làng Cổ Dương
- Địa điểm: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương
- Thời gian: 07/02-08/02 âm lịch
- Chính hội: 08/02 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Cổ Dương
- Đặc điểm: Chọi gà, Kéo Co,đấu vật, bắt vịt, bóng Chuyền hơi, bóng đá...
- Địa điểm: Thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng
- Thời gian: 07/02-08/02 âm lịch
- Chính hội: 08/02 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Quan Âm,xung quanh hồ Mắt Ngọc.
- Đặc điểm: gồm các trò chơi dân gian như đập niêu, chọi gà, vật dân tộc,...,bóng chuyền, hát quan họ,...
- Hội làng Mỹ Nội
- Địa điểm: Thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng
- Thời gian: 09/01-10/01 âm lịch
- Chính hội: 10/01 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Mỹ Nội, khu vực Sân kho thôn Mỹ Nội.
- Đặc điểm: gồm các trò chơi dân gian như đập niêu, chọi gà, vật dân tộc,...,bóng chuyền, hát quan họ,...
Hội làng Đường Yên
- Thờ: Lê Hoa - tướng của Hai Bà Trưng
- Địa điểm: Thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn
- Thời gian: mồng 2 tháng 2
- Đặc điểm: Hội thi kén rể Đường Yên
Hội rước vua giả Đền Sái
- Địa điểm: thôn Thụy Lôi (Nhội), xã Thụy Lâm
- Thời Gian: Chính Hội: 11/1 âm lịch
- Đặc điểm: rước vua giả, hát quan họ, múa lân,...
Là nơi duy nhất trên cả nước đến nay có tập tục rước vua quan sống (các vị lão trong làng sẽ là vua quan và được con cháu rước trên kiệu từ Đền Sái về đình làng)
Hội làng Sơn Du
- Địa điểm:Đình Làng Và Đền Phù Đổng Thiên Vương
- Thời gian:Mồng 9 - 10 Tháng Giêng âm lịch
- Chính hội: Mồng 10 Tháng Giêng âm lịch
- Kính MỜI:Chư Vị Khách Thập Phương Về Dự!
Hội làng Xuân Nộn
- Thờ:
- Địa điểm: Thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn
- Thời gian: 10 - 15/10 âm lịch
- Chính hội 11/10 âm lịch
- Đặc điểm: Rước kiệu vua bà, múa rắn
Hội làng Xuân Trạch
Hội làng Quậy
- Thờ: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tam Giang và Đông Hải.
- Địa điểm: Thôn Châu Phong; Giao Tác và Đại Vỹ
- Thời gian: 12/1-15/1 âm lịch
- Đặc điểm: Hát giao duyên, chọi gà, đấu cờ người, bịt mắt bắt dê, Kéo Co,đấu vật
Hội bà Máy hay còn gọi là lễ hội Giỗ
- Địa điểm:đình và chùa tổ long tự,thôn Thụy Hà,Bắc Hồng
- Thời gian:mồng 8/1 đến 13/1 âm lịch
- Đặc điểm:Rước kiệu,trò chơi dân gian,hát quan họ,bóng đá,bóng chuyền.......
Giaó dục
Đó là các trường Trung học phổ thông như: Trường THPT Liên Hà, Trường THPT Đông Anh, Trường THPT Cổ Loa, Trường THPT Vân Nội, Trường THPT Bắc Thăng Long (xây dựng năm 2010 Các trường THPT Dân lập như: Trường THPT Ngô Tất Tố, Trường THPT An Dương Vương, Trường THPT Hồng Bàng, Trường THPT Phạm Ngũ Lão, Trường THPT Ngô Quyền.
Các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non ở các xã trong huyện Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Cao đăng nghề Việt Nam-Hàn Quốc,...... Trung tâm Giaó dục thường xuyên huyện Đông Anh Trung tâm dậy nghề số 6 Trường cho trẻ em khuyết tật Bình Minh.
Y Tế
Kinh tế